Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Lá thư gửi 1 bạn 18 tuổi trên con đường tương lai ít ai chọn

Hôm nay đọc được bài viết này thấy nhiều điều đáng suy ngẫm quá nên lưu lại vào đây làm của để dành, thi thoảng lôi ra nghiền ngẫm lại và đúc rút kinh nghiệm. Cảm ơn bạn Bơ đường đã dành thời gian dịch bài viết này và chia sẻ nhé. Đây là nguồn của bài viết: http://imaxds.tumblr.com/post/70312207451/la-thu-gui-1-ban-18-tuoi-tren-con-uong-tuong-lai-it-ai

Gần đây có 1 bạn 18 tuổi mới tốt nghiệp có viết thư hỏi xin tôi lời khuyên để chọn ngành nghề khi chưa sống, làm việc & trải nghiệm đủ để đưa ra một quyết định sáng suốt.

Cậu ấy viết, “Cháu có nên chọn con đường ít người chọn hơn, mạo hiểm hơn và cũng nhiều mối lo hơn, hay là chọn một khóa cao đẳng, đại học nào đấy mà cháu thích, có vài tấm bằng rồi tính tiếp. Cháu nghĩ mình không muốn trở thành hình mẫu Joe-mỗi-ngày-9-tới-5 ở công sở đâu. Cháu muốn khác biệt với số đông, cháu muốn gây ảnh hưởng tới thế giới này, cháu muốn hạnh phúc. Làm sao cháu có được khởi đầu tốt nhất vào thế giới của người lớn?”

Một câu hỏi rất hay. Điều tôi thích ở cậu bé là dám đặt câu hỏi. Hầu hết các bạn 18 tuổi đều chỉ chọn con đường an toàn cho xong.

Đây là những gì tôi sẽ trả lời: Chọn con đường ít được chọn hơn.

Nếu cháu không muốn trở thành hình mẫu Joe-mỗi-ngày, 9-tới-5 làm việc công sở, đừng đi theo con đường mà những người khác chọn.

Nếu cháu muốn khác biệt với đám đông, cháu phải chọn đi con đường khác. Ta đã chọn đi con đường an toàn khi ta 18, có được 1 công việc rồi đi học đại học, khoan hãy trách ta… điều đó cũng lấy đi của ta gần 20 năm để cuối cùng tìm ra việc ta thích làm. Thực không lấy làm vui khi phải đi trên còn đường mà nhiều người chọn chỉ vì bị đặt vào một cái nghề mà ta thực sự chả thích gì nó.

Đúng là chọn con đường nghề nghiệp khác với đa số thì đáng sợ hơn thật. Không có gì đảm bảo cả. Cháu phải dấn thân, dám mạo hiểm, trở nên khác biệt, trở thành cái gai trong mắt người khác. Cô đơn.

Nhưng sự cô đơn này chỉ là tạm thời thôi. Cháu sẽ sớm tìm ra những người cũng đang tạo ra sự khác biệt, cháu sẽ có được sự gắn bó đặc biệt với họ, rất khác với mối liên kết với những người chọn đi theo lối mòn. Cháu sẽ được những người này truyền cảm hứng & ngược lại.

Còn sự sợ hãi là bài học đáng giá - Nếu cháu có thể vượt qua được sự sợ hãi đó, cháu có thể làm được tất cả. Cháu không bị giới hạn bởi 1 thế giới thoải mái & an toàn.

Vậy cháu làm gì trên con đường đáng sợ, cô đơn mà thú vị này?

Câu trả lời tùy thuộc vào cháu - cháu được cổ vũ để tự mình khám phá ra những điều này.

Đây là một số ý tưởng:
  • Cháu phải biết mình là ai. Ngẫm nghĩ rồi viết (blog). Đấy là 2 công cụ tốt nhất để cháu khám phá ra mình là ai.
  • Tự học. Internet có bất cứ thứ gì cháu muốn học, từ viết cho đến làm hoạt hình 3D tới lập trình rồi xây nhà hay đánh đàn ghi-ta. Đừng bao giờ ngừng học hỏi.
  • Tìm ra được động lực của cháu. Sẽ có rất nhiều lần cháu cảm thấy chả muốn làm gì cả. Đấy là 1 vấn đề cần phải có, bởi vì cháu sẽ phải tìm ra cách để giải quyết nó hoặc là đi xin một công việc nhàm chán nơi mà người khác thúc đẩy cháu. Xử nó. Cháu sẽ chuẩn bị được nhiền hơn trên con đường của mình.
  • Tìm ra được đam mê của cháu. Điều này không dễ dàng gì, bởi vì nó cần phải mất rất nhiềulần thử & sai. Thử nhiều thứ. Khi cháu giỏi thứ gì đó, cháu sẽ thích nó hơn. Ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó.
  • Giúp người khác. Khi ai đó không biết cách làm gì, dạy họ. Khi họ cần giúp đỡ, giúp họ. Khi họ bị kẹt lại, động viên họ. Tìm ra nhiều cách để giúp đỡ. Cháu sẽ học được nhiều điều, kể cả việc tìm ra chấu là ai & cháu đam mê điều gì. Đấy cũng là một động lực tốt.
  • Gặp người khác. Tìm người có cùng sở thích với cháu, làm những việc khác lạ, đi đây đi đó, những người có con đường riêng của họ. Họ rất tuyệt vời & rất vui khi đi chơi cùng.
  • Bớt xài. Cháu xài ít thì không phải làm nhiều. Điều này sẽ giải phóng cháu cho việc học hỏi & khám phá nhiều hơn.
  • Khám phá thế giới. Cháu không phải bỏ nhiều tiền cho việc đi du lịch nếu cháu xài ít. Gặp những con người mới. Học nhiều ngôn ngữ mới. Làm những việc nên làm.
  • Giỏi một thứ gì đó. Luyện tập, đọc nhiều, quan sát những người giỏi, lấy ý tưởng của họ rồi biến thành cái của mình, làm trên nhiều dự án mà cháu thấy thích và học từ đó, luyện tập thêm nữa.
  • Dạy cái gì đó có giá trị cho người khác. Nếu cháu học lập trình, dạy cho 1 người mới nhập môn. Cháu học cái gì, dạy cái đó. Người ta sẽ biết ơn cháu.
  • Làm freelancer lấy tiền. Bất kể khi nào cháu học được một kĩ năng mới, cho người khác thuê trên mạng. Cháu chưa cần phải thật tuyệt vời, chỉ cần đừng lấy(charge) nhiều tiền. Cố gắng đúng hẹn. Được tin tưởng, tiếng lành đồn xa.
  • Bán một cái gì đó. Làm một cái sản phẩm nhỏ, ảo hay thật gì cũng được, bán nó. Cháu sẽ học được rất nhiều từ việc buôn bán.
  • Học cách trở thành một người tốt. Đúng hẹn. Cố gắng không trễ deadlines. Thành thật. Học cách đồng cảm. Giữ lời. Nhất là với bản thân cháu (T_T)
Chỉ cần làm được một nửa những điều trên thôi, cháu sẽ thích con đường mình chọn. Nếu cháu làm được gần hết, cháu sẽ gây được ảnh hưởng tới thế giới. Khi nào cháu chọn theo con đường này được ít nhất 6 tháng, gửi thư cho ta biết cháu như nào rồi.

Thân ái, Leo

Dịch: Bơ Đường

4 nhận xét:

  1. Đúng thứ e đang cần tìm để trả lời cho câu hỏi của đứa em lớp 11: làm thế nào để tạo hứng khởi?
    Và cũng đang chuẩn bị về câu lạc bộ với câu chuyện bắt đầu bằng câu hỏi: Bạn trẻ bắt đầu rời ghế nhà trường, Thế giới thật là gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hy vọng sau cùng, mỗi chúng ta đều thấy hài lòng về con đường mình đã lựa chọn :)

      Xóa
  2. Chuyện kể rằng Ðại sư Tinh Vân có một đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền đi học Thạc sĩ, rồi lại học Tiến sĩ. Sau nhiều năm dùi mài kinh sử, đệ tử đó hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui. Một hôm đệ tử đó về vinh qui bái tổ và thưa với ngài Tinh Vân: "Bạch Sư phụ, nay con đã có bằng Tiến sĩ rồi, con còn phải học những gì nữa không?"
    Ngài Tinh Vân điềm nhiên trả lời: "Học làm người". Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được. Ngài Tinh Vân cho rằng bất luận là sĩ, nông, công, thương là những người ở tầng lớp có học thức và có tiến bộ, hãy chia sẻ với người khác về những điều mình hiểu biết. Nhưng dù là ai thì vẫn cần phải học không ngừng. Phải tu thân trước, rồi mới đủ uy tín trị quốc, và sau đó mới khả dĩ bình thiên hạ. Đạo Làm Người là đạo quan yếu nhất, dù theo đạo nào và ở cương vị nào thì trước tiên vẫn phải biết Làm Người. Đây là vài “tín chỉ” trong môn “học làm người”:

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn Mẫn về chia sẻ đầy ý nghĩa này nhé. Rất vui vì bạn đã ghé thăm nhà mình :)

      Xóa