Sau này mà có
con cái sẽ cố gắng tìm cách khuyên chúng là dù có đâm đầu vào học Toán, Lý,
Hóa, Sinh, Ngoại Ngữ… thì cũng đừng quên việc cần có hiểu biết tử tế về Văn – Sử
- Địa hay bất kỳ một môn học nào khác con ạ. Đừng nên ngu muội như mẹ suốt bao
nhiêu năm trời mà sau này phải hối hận, một con gà công nghiệp chính hiệu.
Thật là xấu hổ
khi nghĩ lại cái thời mà điểm số môn Địa lý của mẹ thì cao vút nhưng mẹ hệt như
1 con vẹt, tuôn ra bao nhiêu lúc làm bài thì cũng quên hết bấy nhiêu sau đó. Lúc
nào cũng thấy ngưỡng mộ cái thằng bạn bàn dưới, điểm số hắn ko cao nhưng sự
hiểu biết là có thật, chẳng hạn như bất cứ lúc nào cũng có thể đọc bản đồ địa
lý, và nhớ tên Thủ đô của mọi quốc gia trên thế giới cứ gọi là vanh vách…
Thật là nhục nhã
khi là sinh viên, nói chuyện với các bạn ngoại quốc mà kiến thức lịch sử đất
nước của mẹ cũng chỉ bé tí teo như 1con kiến. Những con người của lịch sử và đủ
các thể loại chiến tranh trong nước, chiến tranh ngoài nước mẹ chẳng biết được
là bao. Lúc đó mẹ thấy, thiếu kiến thức lịch sử là một cái gì đó thật tệ hại và
khó chấp nhận đối với một cá nhân của đất nước đó…
Thật là một sự
thiếu hụt trầm trọng nếu không học môn văn một cách tử tế con ạ. Không phải ai
cũng có năng khiếu văn học, nhưng nếu chịu đầu tư, ai cũng có khả năng học môn
văn tốt hơn. Học văn là để học làm người. Làm người hơn muôn loài ở chỗ có cảm
xúc, biết yêu thương cái đẹp, ghét chê cái xấu, cảm thông chia sẻ, biết rơi lệ
trước nỗi đau, biết cười trong cuộc sống… Thiếu văn học, con sẽ trơ ra và khô
khốc như một cái máy chỉ biết làm việc mà ko biết cảm thụ cuộc sống đâu con ạ…
Túm lại là học
để hiểu biết thì có thể học được cái gì thì cứ phải học hết con ạ, không bao
giờ là thừa đâu. Biết được học cái đó để làm gì và sự cần thiết ra sao với bản than
thì sẽ không sợ học đâu. Đừng nên ngu si giống mẹ, sớm muộn gì cũng cum cúp
đuôi mà lo học lại đấy con ạ. Học để làm người là phải “học, học nữa, học mãi”
con ơi…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét