Bước vào quán phở, tôi ngồi vào cái bàn ngoài cùng của
dãy bàn gồm 3 cái xếp liền nhau. Bên cạnh và đối diện với tôi là một người đàn
ông khoảng 30 tuổi và cậu con trai anh ấy, có lẽ khoảng hơn 2 tuổi. Anh ta đang
cho cậu con trai ăn phở. Và ánh mắt tò mò của tôi không khỏi bỏ qua hình ảnh
của hai cha con họ.
Bát phở lớn là của người cha, vẫn còn đầy. Anh ta đang cho con trai ăn, một tay cầm bát nhỏ, tay kia cầm thìa để mớm cho con. Cậu bé này chỉ ngoan ngoãn lúc đầu, khi bố mớm cho thìa nào là miệng mở thật lớn để đưa vào, và ăn một cách ngon lành. Nhưng đến khi bát phở be bé ấy chỉ còn non nửa, cu cậu tỏ ra bướng bỉnh. Ông bố đâm ra cũng nói nhiều hơn. Anh ta chẳng quát om xòm, mà từ tốn yêu thương dỗ dành cậu bé: "Nào con, ăn ngoan đi chứ. Gần hết rồi đây này, một tí nữa thôi. Ngoan nào con". Thế mà cu cậu nũng nịu lắm, chẳng chịu nghe lời bố lắm đâu, toàn quay sang chỗ khác. Nhưng bố cậu kiên nhẫn lắm, vừa dỗ dành lại vừa đưa thìa phở đút vào tận miệng cậu con trai. Có lúc trông mặt anh ta nhăn nhó cả lại, muốn cáu lên ấy chứ vì thằng con bướng quá, thế mà vẫn lại dịu dàng ngay được, nhất định là mớm cho con ăn bằng hết bát phở mới thôi.
Người bố vừa thở phào, chuẩn bị bắt đầu với bát phở của mình thì cu cậu kéo cánh tay bố, rất hồn nhiên: "Bố ơi con muốn ... tè". Trông mặt anh ta hơi nhăn lại, anh ta nhìn quanh khắp không gian của quán phở, rồi nhẹ nhàng nói với cậu con trai: "Uh, để bố cho con đi".
Bát phở lớn là của người cha, vẫn còn đầy. Anh ta đang cho con trai ăn, một tay cầm bát nhỏ, tay kia cầm thìa để mớm cho con. Cậu bé này chỉ ngoan ngoãn lúc đầu, khi bố mớm cho thìa nào là miệng mở thật lớn để đưa vào, và ăn một cách ngon lành. Nhưng đến khi bát phở be bé ấy chỉ còn non nửa, cu cậu tỏ ra bướng bỉnh. Ông bố đâm ra cũng nói nhiều hơn. Anh ta chẳng quát om xòm, mà từ tốn yêu thương dỗ dành cậu bé: "Nào con, ăn ngoan đi chứ. Gần hết rồi đây này, một tí nữa thôi. Ngoan nào con". Thế mà cu cậu nũng nịu lắm, chẳng chịu nghe lời bố lắm đâu, toàn quay sang chỗ khác. Nhưng bố cậu kiên nhẫn lắm, vừa dỗ dành lại vừa đưa thìa phở đút vào tận miệng cậu con trai. Có lúc trông mặt anh ta nhăn nhó cả lại, muốn cáu lên ấy chứ vì thằng con bướng quá, thế mà vẫn lại dịu dàng ngay được, nhất định là mớm cho con ăn bằng hết bát phở mới thôi.
Người bố vừa thở phào, chuẩn bị bắt đầu với bát phở của mình thì cu cậu kéo cánh tay bố, rất hồn nhiên: "Bố ơi con muốn ... tè". Trông mặt anh ta hơi nhăn lại, anh ta nhìn quanh khắp không gian của quán phở, rồi nhẹ nhàng nói với cậu con trai: "Uh, để bố cho con đi".
Xong rồi, bây giờ thì anh ta mới có thể bắt đầu với
bát phở của mình. Anh ta nêm đủ các gia vị trên bàn, trộn đều tô phở. Nhưng bát
phở của anh ta không còn bốc hơi lên nữa. Bát phở của anh đã nguội rồi, không
còn nóng hổi vửa thổi vừa đưa như bát phở lúc đầu của cậu con trai yêu nữa... Thế
mà anh ta đang ăn một cách ngon lành đấy.
Cặp mắt của tôi vẫn hướng vào 2 cha con nhà ấy. Người
bố không biết đâu. Nhưng mà cu cậu hình như là biết ấy. Nó nhìn tôi, mắt tròn
xoe; tôi cười lại, nháy mắt đùa với nó. Nó thích chí cười khanh khách. Và
cuộc trò chuyện bằng mắt và bằng miệng giữa tôi và cu cậu cứ thế tiếp tục. Đôi
lúc, ông bố tỏ ra khó hiểu vì tự nhiên con mình lại ngoan ngoãn và cười giòn
tan lên như thế. Anh ta chưa biết cuộc trò chuyện giữa chúng tôi... Bát phở của
anh ta hết, anh cầm tay cậu bé dắt khỏi chỗ ngồi. Cậu bé ngoái nhìn tôi, tôi
nháy mắt, đưa tay khẽ "bai bai" chào nó. Bố cậu tỏ ra ngạc nhiên. Anh
ta và tôi bỗng nhiên nhìn nhau, và mỉm cười...
Tôi tưởng tượng hình ảnh của bố mẹ và anh em tôi khi
còn bé, ít nhất là khi như cậu bé này. Và luôn luôn là như thế...!
P/S:
Chúng mình dần dần lớn lên theo năm tháng để rồi cũng sẽ trở thành
những người cha, người mẹ. Dẫu khoảng cách về tuổi tác, sự chênh lệch về
tư tưởng và cách suy nghĩ, nhưng khi nhìn lại những hình ảnh đã đi qua
từ tuổi ấu thơ cho tới hiện tại mình đang sống, sẽ thấy rằng người luôn
cho ta tình yêu thương vô điều kiện nhất, chính là mẹ là cha... Như ai
đó đã nói rằng: "Không có người cha hoàn hảo, nhưng luôn có người cha
biết cách yêu thương một cách hoàn hảo."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét